Thành lập doanh nghiệp là một cuộc cách mạng trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn!
Tại sao nói: Thành lập doanh nghiệp là một cuộc cách mạng trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn?
Khi quyết định ra kinh doanh, có một điều chắc chắn rằng: Bạn luôn mang trong mình một giấc mơ thành công, một niềm tin mãnh liệt về chiến thắng và cả sứ mệnh cuộc đời của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong giai đoạn khởi nghiệp mới chỉ là tiền đề cho chuỗi thành công trong tương lai của Bạn. Mọi thứ chỉ thật sự bắt đầu khi Bạn quyết tâm theo đuổi và phát triển, tức là khi Bạn đủ lớn, đủ tự tin chuyển đổi từ phương thức cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thành phương thức tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Đây mới thật sự là bước đánh dấu một trang sử mới trong kinh doanh của Bạn. Vì vậy, có thể nói: thành lập doanh nghiệp là một cuộc cách mạng trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn!.
So với cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp có tư cách pháp nhận, được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh luôn có tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều cả về tính pháp lý lẫn về tính chuyên nghiệp. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời sẽ được Nhà nước bảo vệ trong mọi hoạt động kinh doanh như: cạnh tranh lành mạnh, chống bán giá giá, bảo vệ nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm kinh doanh của Bạn… Nhưng để doanh nghiệp thực sự hiệu quả khi đi vào kinh doanh thì ngay từ trước khi thành lập, Bạn cần phải hiểu để có những chiến lược cả về vốn đăng ký kinh doanh lẫn tên doanh nghiệp, cả về loại hình doanh nghiệp lẫn phương pháp tính thuế,…Bởi vì, kinh doanh không phải là một cuộc dạo chơi mà là một cuộc chiến!. Đó là lý do Tân Thuế Việt có bài chia sẻ thú vị này với Bạn.
Tân Thuế Việt luôn đặt vấn đề HIỆU QUẢ cho doanh nghiệp, cho khách hàng của mình lên trên tất cả. Để làm được điều này, ngoài hướng dẫn và giúp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ĐÚNG THỦ TỤC thì Tân Thuế Việt còn mong muốn khách hàng của mình PHẢI HIỂU và CÓ TẦM NHÌN XA trong mọi vấn đề khi xử lý những vấn đề pháp lý – kế toán – thuế có liên quan. Vì vậy, để từng bước trang bị cho việc thành lập doanh nghiệp của Bạn thật sự có hiệu quả, và nó trở thành một cuộc cách mạng thật sự trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn, là chủ doanh nghiệp, Bạn cần hiểu và chuẩn bị những vấn đề sau:
1/Tên doanh nghiệp: là thương hiệu của chính doanh nghiệp.
Bất cứ ai được sinh ra trên đời cũng có nhân hiệu và tên gọi chính là nhân hiệu của một người. Tên doanh nghiệp cũng chính là thương hiệu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc đặt tên doanh nghiệp không bao giờ là đơn giản khi thành lập doanh nghiệp, mà là cả một sự đầu tư rất nghiêm túc nhằm đạt được những yếu tố sau:
- Tính pháp lý: tên doanh nghiệp phải có ý nghĩa, đọc được, đánh vần được và không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tên tiếng Anh hoặc bằng những ký tự của chữ cái Latinh, những chữ số nhưng đảm bảo không trùng tên với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
-Tính cá nhân của người chủ doanh nghiệp :
+ Phù hợp với “thiên hướng” của người chủ doanh nghiệp: là đại diện cho sự mong đợi, sự kỳ vọng và cả niềm tin, mục tiêu kinh doanh của Bạn gửi gắm vào. Vì vậy, đó có thể là tên của một cá nhân hoặc tên viết tắt;
+Luôn có chủ đích: Tên doanh nghiệp luôn có ý nghĩa đối với người chủ doanh nghiệp – người sinh ra chúng. Vì vậy, hãy suy nghĩ đến mục đích kinh doanh của mình khi đặt tên doanh nghiệp sẽ giúp Bạn có được một cái tên sâu sắc, ý nghĩa;
+Tầm nhìn: Đa số, cách đặt tên doanh nghiệp đối với người kinh doanh có “tầm” đều là những tên rất đơn giản nhưng có ý nghĩa bao quát, nó thể hiện cả một tiền đồ trong sự nghiệp kinh doanh của họ. Vì thế, cần phải chọn cho doanh nghiệp của mình một cái tên hay và có ý nghĩa đặc biệt!
2/Địa chỉ doanh nghiệp: là địa điểm dùng trong giao dịch và liên lạc làm việc của doanh nghiệp với khách hàng và cơ qua nhà nước có liên quan.
-Về tính pháp lý: Địa chỉ đăng ký kinh doanh phải được xác định cụ thể gồm số nhà; tên phố, xã, phường, thị trấn, quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
-Về tính cá nhân: Bạn có thể quan tâm đến phong thủy khi chọn hướng đặt trụ sở công ty, hoặc lựa chọn nơi phù hợp và thuận tiện trong giao dịch với khách hàng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Bạn. Có câu: Buôn có bạn, bán có phường;…
3/Ngành nghề kinh doanh: đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong phạm vi được nhà nước cho phép và phù hợp với thực tế, với mục tiêu kinh doanh của Bạn.
Về tính pháp lý: Theo quy định hiện hành, ngành nghề kinh doanh không cần ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải đăng ký những ngành nghề doanh nghiệp dự định kinh doanh với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư và đảm bảo đủ điều kiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề đó.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký ngành nghề kinh doanh cũng được xem là chiến lược sao cho phù hợp mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. Đặc biệt cần chú ý sự hỗ trợ giữa các ngành nghề trong cùng lĩnh vực. Vì vậy, Bạn cần cân nhắc việc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh hỗ trợ. Việc đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh hỗ trợ này sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn xử lý tốt một số vấn đề rắc rối về pháp lý, kế toán – thuế trong quá trình hoạt động kinh doanh sau này. Hãy liên hệ Tân Thuế Việt để được tư vấn chiến lược cụ thể hơn.
4/Vốn: là 1 trong những chiến lược thực tế trong kinh doanh cả về tính pháp lý lẫn về chi phí chiến lược của doanh nghiệp.
-Về tính pháp lý: Có 2 loại vốn Bạn cần biết, gồm: Vốn điều lệ và vốn pháp định;
+Vốn điều lệ: được áp dụng cho tất cả các ngành nghề không có quy định về vốn;
+Vốn pháp định: chỉ quy định đối với một số ngành nghề kinh doanh có quy định về vốn như ngân hàng, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản,…;
+Các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký. Từng loại hình doanh nghiệp có những quy định về vốn khác nhau đối với các thành viên tham gia góp vốn;
+Mức thuế môn bài hàng năm phụ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vốn đăng ký kinh doanh mà có các mức thuế môn bài cao thấp khác nhau;
+Quỹ phòng chống lụt bão hàng năm cũng phụ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh với cách tính 0,1%/vốn/năm;
-Về tính chiến lược: tùy vào đối tượng khách hàng, vào lĩnh vực kinh doanh, vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp,… mà Bạn lên chiến lược điều chỉnh vốn sao cho phù hợp nhằm tiết kiệm 1 số chi phí về thuế, phí, quỹ phòng chống lụt bão,…cũng như giảm tối đa rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này tư vấn trực tiếp qua điện thoại sẽ giúp Bạn dễ hiểu hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy điện thoại cho Tân Thuế Việt để được tư vấn một cách kỹ lưỡng hơn nhé!
5/Loại hình doanh nghiệp: Đây được xem là yếu tố rất quan trọng khi hình thành một doanh nghiệp. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hướng phát triển kinh doanh dài hạn của chính doanh nghiệp đó.
-Về tính pháp lý: có 4 loại hình doanh nghiệp chính Bạn cần biết
+Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là do 1 cá nhân làm chủ và không có tư cách pháp nhân do không rạch ròi giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, tức toàn bộ tài sản của cá nhân đều là tài sản của doanh nghiệp. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của loại hình DNTN.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): có 2 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên: chỉ có duy nhất 1 thành viên làm chủ sở hữu. Nhược điểm lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này là không được giảm vốn sau khi đăng ký kinh doanh;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên: có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên, cùng góp vốn để đăng ký kinh doanh. Đây là loại hình DN rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thành lập doanh nghiệp trong nhiều năm gần đây;
+ Công ty cổ phần: có tối thiểu 3 thành viên cùng tham gia góp vốn và không giới hạn số lượng cũng như đối tượng thành viên tham gia. Là loại hình DN rất phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, nhằm thu hút nhà đầu tư và huy động vốn rộng rãi bên ngoài bằng cách phát hành cổ phiếu. Đây là loại hình doanh nghiệp lớn mạnh, rất phù hợp với đối tượng kinh doanh có chiến lược rõ ràng;
+ Công ty hợp danh: không phổ biến nhiều tại Việt Nam, đặc biệt chỉ phù hợp đối với kinh doanh 1 số lĩnh vực như: luật, tâm lý,…Đặc thù của công ty hợp danh là có 2 dạng thành viên gồm: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn;
+Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của mình;
+Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn của mình.
6/Đại diện pháp luật: Hiện nay, trong 1 doanh nghiệp người đại diện pháp luật có thể có từ 1 hoặc 2 người . Đại diện pháp luật không nhất thiết phải là thành viên góp vốn kinh doanh. Và điều kiện đối với đại diện pháp luật đó là đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị luật cấm;
Trên đây là những nội dung giúp Bạn hiểu rõ các vấn đề pháp lý doanh nghiệp, giúp Bạn có một sự lựa chọn TỐT NHẤT cho doanh nghiệp tương lai của mình, phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh lâu dài và thoát khỏi sự lăn tăn, lo lắng ban đầu.
Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thì việc lựa chọn phương pháp tính thuế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trong quá trình xác định nghĩa vụ thuế: từ việc xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa kế toán và thuế,…đến việc tính giá bán, đàm phán và thương lượng thuyết phục khách hàng như thế nào cho hợp lý và phù hợp,…Tất cả những vấn đề này đều dựa trên sự NHẤT QUÁN ngay từ lúc bắt đầu. Bởi vì, NHẤT QUÁN giúp Bạn VỮNG VÀNG hơn!
Để xác định phương pháp tính thuế hiệu quả, Tân Thuế Việt sẽ tiết lộ thêm cho Bạn: 8 bí quyết lựa chọn phương pháp tính thuế hiệu quả cho doanh nghiệp;
Cần tư vấn thêm, hãy liên hệ cho Tân Thuế Việt, chúng tôi sẽ hỗ trợ Bạn miễn phí.
Chúc Bạn luôn vui và thành công!
https://tanthueviet.com/thanh-lap-doanh-nghiep-la-mot-cach-cuoc-cach-mang.html
Tại sao nói: Thành lập doanh nghiệp là một cuộc cách mạng trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn?
Khi quyết định ra kinh doanh, có một điều chắc chắn rằng: Bạn luôn mang trong mình một giấc mơ thành công, một niềm tin mãnh liệt về chiến thắng và cả sứ mệnh cuộc đời của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong giai đoạn khởi nghiệp mới chỉ là tiền đề cho chuỗi thành công trong tương lai của Bạn. Mọi thứ chỉ thật sự bắt đầu khi Bạn quyết tâm theo đuổi và phát triển, tức là khi Bạn đủ lớn, đủ tự tin chuyển đổi từ phương thức cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thành phương thức tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Đây mới thật sự là bước đánh dấu một trang sử mới trong kinh doanh của Bạn. Vì vậy, có thể nói: thành lập doanh nghiệp là một cuộc cách mạng trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn!.
So với cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp có tư cách pháp nhận, được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh luôn có tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều cả về tính pháp lý lẫn về tính chuyên nghiệp. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời sẽ được Nhà nước bảo vệ trong mọi hoạt động kinh doanh như: cạnh tranh lành mạnh, chống bán giá giá, bảo vệ nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm kinh doanh của Bạn… Nhưng để doanh nghiệp thực sự hiệu quả khi đi vào kinh doanh thì ngay từ trước khi thành lập, Bạn cần phải hiểu để có những chiến lược cả về vốn đăng ký kinh doanh lẫn tên doanh nghiệp, cả về loại hình doanh nghiệp lẫn phương pháp tính thuế,…Bởi vì, kinh doanh không phải là một cuộc dạo chơi mà là một cuộc chiến!. Đó là lý do Tân Thuế Việt có bài chia sẻ thú vị này với Bạn.
Tân Thuế Việt luôn đặt vấn đề HIỆU QUẢ cho doanh nghiệp, cho khách hàng của mình lên trên tất cả. Để làm được điều này, ngoài hướng dẫn và giúp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ĐÚNG THỦ TỤC thì Tân Thuế Việt còn mong muốn khách hàng của mình PHẢI HIỂU và CÓ TẦM NHÌN XA trong mọi vấn đề khi xử lý những vấn đề pháp lý – kế toán – thuế có liên quan. Vì vậy, để từng bước trang bị cho việc thành lập doanh nghiệp của Bạn thật sự có hiệu quả, và nó trở thành một cuộc cách mạng thật sự trong sự nghiệp kinh doanh của Bạn, là chủ doanh nghiệp, Bạn cần hiểu và chuẩn bị những vấn đề sau:
1/Tên doanh nghiệp: là thương hiệu của chính doanh nghiệp.
Bất cứ ai được sinh ra trên đời cũng có nhân hiệu và tên gọi chính là nhân hiệu của một người. Tên doanh nghiệp cũng chính là thương hiệu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc đặt tên doanh nghiệp không bao giờ là đơn giản khi thành lập doanh nghiệp, mà là cả một sự đầu tư rất nghiêm túc nhằm đạt được những yếu tố sau:
- Tính pháp lý: tên doanh nghiệp phải có ý nghĩa, đọc được, đánh vần được và không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tên tiếng Anh hoặc bằng những ký tự của chữ cái Latinh, những chữ số nhưng đảm bảo không trùng tên với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
-Tính cá nhân của người chủ doanh nghiệp :
+ Phù hợp với “thiên hướng” của người chủ doanh nghiệp: là đại diện cho sự mong đợi, sự kỳ vọng và cả niềm tin, mục tiêu kinh doanh của Bạn gửi gắm vào. Vì vậy, đó có thể là tên của một cá nhân hoặc tên viết tắt;
+Luôn có chủ đích: Tên doanh nghiệp luôn có ý nghĩa đối với người chủ doanh nghiệp – người sinh ra chúng. Vì vậy, hãy suy nghĩ đến mục đích kinh doanh của mình khi đặt tên doanh nghiệp sẽ giúp Bạn có được một cái tên sâu sắc, ý nghĩa;
+Tầm nhìn: Đa số, cách đặt tên doanh nghiệp đối với người kinh doanh có “tầm” đều là những tên rất đơn giản nhưng có ý nghĩa bao quát, nó thể hiện cả một tiền đồ trong sự nghiệp kinh doanh của họ. Vì thế, cần phải chọn cho doanh nghiệp của mình một cái tên hay và có ý nghĩa đặc biệt!
2/Địa chỉ doanh nghiệp: là địa điểm dùng trong giao dịch và liên lạc làm việc của doanh nghiệp với khách hàng và cơ qua nhà nước có liên quan.
-Về tính pháp lý: Địa chỉ đăng ký kinh doanh phải được xác định cụ thể gồm số nhà; tên phố, xã, phường, thị trấn, quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
-Về tính cá nhân: Bạn có thể quan tâm đến phong thủy khi chọn hướng đặt trụ sở công ty, hoặc lựa chọn nơi phù hợp và thuận tiện trong giao dịch với khách hàng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Bạn. Có câu: Buôn có bạn, bán có phường;…
3/Ngành nghề kinh doanh: đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong phạm vi được nhà nước cho phép và phù hợp với thực tế, với mục tiêu kinh doanh của Bạn.
Về tính pháp lý: Theo quy định hiện hành, ngành nghề kinh doanh không cần ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải đăng ký những ngành nghề doanh nghiệp dự định kinh doanh với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư và đảm bảo đủ điều kiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề đó.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký ngành nghề kinh doanh cũng được xem là chiến lược sao cho phù hợp mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. Đặc biệt cần chú ý sự hỗ trợ giữa các ngành nghề trong cùng lĩnh vực. Vì vậy, Bạn cần cân nhắc việc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh hỗ trợ. Việc đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh hỗ trợ này sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn xử lý tốt một số vấn đề rắc rối về pháp lý, kế toán – thuế trong quá trình hoạt động kinh doanh sau này. Hãy liên hệ Tân Thuế Việt để được tư vấn chiến lược cụ thể hơn.
4/Vốn: là 1 trong những chiến lược thực tế trong kinh doanh cả về tính pháp lý lẫn về chi phí chiến lược của doanh nghiệp.
-Về tính pháp lý: Có 2 loại vốn Bạn cần biết, gồm: Vốn điều lệ và vốn pháp định;
+Vốn điều lệ: được áp dụng cho tất cả các ngành nghề không có quy định về vốn;
+Vốn pháp định: chỉ quy định đối với một số ngành nghề kinh doanh có quy định về vốn như ngân hàng, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản,…;
+Các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký. Từng loại hình doanh nghiệp có những quy định về vốn khác nhau đối với các thành viên tham gia góp vốn;
+Mức thuế môn bài hàng năm phụ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vốn đăng ký kinh doanh mà có các mức thuế môn bài cao thấp khác nhau;
+Quỹ phòng chống lụt bão hàng năm cũng phụ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh với cách tính 0,1%/vốn/năm;
-Về tính chiến lược: tùy vào đối tượng khách hàng, vào lĩnh vực kinh doanh, vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp,… mà Bạn lên chiến lược điều chỉnh vốn sao cho phù hợp nhằm tiết kiệm 1 số chi phí về thuế, phí, quỹ phòng chống lụt bão,…cũng như giảm tối đa rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này tư vấn trực tiếp qua điện thoại sẽ giúp Bạn dễ hiểu hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy điện thoại cho Tân Thuế Việt để được tư vấn một cách kỹ lưỡng hơn nhé!
5/Loại hình doanh nghiệp: Đây được xem là yếu tố rất quan trọng khi hình thành một doanh nghiệp. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hướng phát triển kinh doanh dài hạn của chính doanh nghiệp đó.
-Về tính pháp lý: có 4 loại hình doanh nghiệp chính Bạn cần biết
+Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là do 1 cá nhân làm chủ và không có tư cách pháp nhân do không rạch ròi giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, tức toàn bộ tài sản của cá nhân đều là tài sản của doanh nghiệp. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của loại hình DNTN.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): có 2 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên: chỉ có duy nhất 1 thành viên làm chủ sở hữu. Nhược điểm lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này là không được giảm vốn sau khi đăng ký kinh doanh;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên: có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên, cùng góp vốn để đăng ký kinh doanh. Đây là loại hình DN rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thành lập doanh nghiệp trong nhiều năm gần đây;
+ Công ty cổ phần: có tối thiểu 3 thành viên cùng tham gia góp vốn và không giới hạn số lượng cũng như đối tượng thành viên tham gia. Là loại hình DN rất phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, nhằm thu hút nhà đầu tư và huy động vốn rộng rãi bên ngoài bằng cách phát hành cổ phiếu. Đây là loại hình doanh nghiệp lớn mạnh, rất phù hợp với đối tượng kinh doanh có chiến lược rõ ràng;
+ Công ty hợp danh: không phổ biến nhiều tại Việt Nam, đặc biệt chỉ phù hợp đối với kinh doanh 1 số lĩnh vực như: luật, tâm lý,…Đặc thù của công ty hợp danh là có 2 dạng thành viên gồm: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn;
+Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của mình;
+Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn của mình.
6/Đại diện pháp luật: Hiện nay, trong 1 doanh nghiệp người đại diện pháp luật có thể có từ 1 hoặc 2 người . Đại diện pháp luật không nhất thiết phải là thành viên góp vốn kinh doanh. Và điều kiện đối với đại diện pháp luật đó là đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị luật cấm;
Trên đây là những nội dung giúp Bạn hiểu rõ các vấn đề pháp lý doanh nghiệp, giúp Bạn có một sự lựa chọn TỐT NHẤT cho doanh nghiệp tương lai của mình, phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh lâu dài và thoát khỏi sự lăn tăn, lo lắng ban đầu.
Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thì việc lựa chọn phương pháp tính thuế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trong quá trình xác định nghĩa vụ thuế: từ việc xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa kế toán và thuế,…đến việc tính giá bán, đàm phán và thương lượng thuyết phục khách hàng như thế nào cho hợp lý và phù hợp,…Tất cả những vấn đề này đều dựa trên sự NHẤT QUÁN ngay từ lúc bắt đầu. Bởi vì, NHẤT QUÁN giúp Bạn VỮNG VÀNG hơn!
Để xác định phương pháp tính thuế hiệu quả, Tân Thuế Việt sẽ tiết lộ thêm cho Bạn: 8 bí quyết lựa chọn phương pháp tính thuế hiệu quả cho doanh nghiệp;
Cần tư vấn thêm, hãy liên hệ cho Tân Thuế Việt, chúng tôi sẽ hỗ trợ Bạn miễn phí.
Chúc Bạn luôn vui và thành công!
https://tanthueviet.com/thanh-lap-doanh-nghiep-la-mot-cach-cuoc-cach-mang.html
Nhận xét
Đăng nhận xét